Hàng loạt video tin tức được tạo ra với dạng MC đọc lại thông tin không dẫn nguồn, thay tiêu đề và ảnh bìa.
Đọc tin không dẫn nguồn, tự chèn chữ vào ảnh
Kiểm tra một video đăng ngày 6/10 trên kênh Tin Tức Mới ***, dù tiêu đề là "Tin thời sự mới nhất ngày 8/10/2020", tin tức đầu tiên trong video được lấy từ bài viết đăng trên một trang tin điện tử cách đây gần 2 năm.
Tin tiếp theo trong video trên được lấy từ bài viết đăng ngày 6/10 và 4/10 trên các trang tin điện tử lớn. Những video khác trên kênh cũng lấy từ các trang tin rồi được MC đọc lại.
Dù đọc lại các tin đã có, MC trong video không hề dẫn lại nguồn tin. Những hình ảnh chạy trong video cũng không dẫn nguồn, bị chèn chữ "Tin Tức Mới ***" khiến người xem hiểu lầm rằng đó là ảnh do kênh tự sản xuất. Ở góc trên bên trái còn có chữ "Trực tiếp" dù đây là video đã được ghi hình trước.
Ngoài ra, MC trong các video chỉ xuất hiện ở phần mở đầu. Trong nhiều video, người này mặc trang phục giống nhau, nói cùng nội dung. Video thậm chí được chèn quảng cáo để kiếm tiền cho chủ kênh.
![]() |
Video đọc tin tức trên kênh Tin Tức Mới *** không được dẫn nguồn, thậm chí tự chèn chữ. |
Tiêu đề video trên kênh này sử dụng các từ "Tin mới nhất", "Tin nhanh và chính xác", ảnh minh họa ghép các từ gây sốc như "Quá bất ngờ", "Lệnh khẩn", "Quá thất vọng" để thu hút lượt xem.
Một kênh khác là *** Giải Trí cũng tổng hợp tin từ các trang báo điện tử rồi đọc lại. Video có tiêu đề "CEO Matt Liu ra mắt bố mẹ Hương Giang" do kênh này đăng ngày 3/10 được lấy từ một bài viết trên trang tin điện tử nhưng không dẫn nguồn.
Dù không dẫn nguồn tin, nguồn ảnh, thậm chí đặt ảnh minh họa gây hiểu lầm để thu hút lượt xem, kênh Tin Tức Mới *** và *** Giải Trí lại có dấu tích xác nhận "chính chủ" của YouTube, trung bình các video đạt 60.000-150.000 lượt xem.
Chính sách của YouTubevề bản quyền báo chí khá mâu thuẫn. Trong một mục, YouTube liệt kê những thứ được cho là bản quyền, gồm "tác phẩm viết, chẳng hạn như các bài giảng, bài báo, sách và bản soạn nhạc đều được YouTube bảo vệ".
Tuy nhiên, ở một mục khác YouTube lại cho rằng "báo cáo tin tức được coi là một kiểu sử dụng hợp lý".
![]() |
Video sử dụng tiêu đề và ảnh sai thông tin nhằm thu hút lượt xem. Ảnh: Đoạn Lãng. |
Đặt tiêu đề gây hiểu lầm để câu view
Ngày 5/10, một video giật tiêu đề gây hiểu lầm của kênh *** Giải Trí đã lọt top 12 thịnh hành của YouTube Việt Nam với tiêu đề "Nóng: Công an đã bắt được cô dâu bùng 150 mâm cỗ ở Điện Biên". Nội dung của video đọc lại 3 bài báo của 2 trang tin điện tử.
Hình ảnh trong video được copy từ một số bài báo. Tuy nhiên, bức ảnh người phụ nữ đang ngồi tại cơ quan điều tra cùng 2 chiến sĩ công an trong video thực chất là của một vụ án khác. Kênh này còn đặt tiêu đề sai sự thật nhằm thu hút lượt xem khi dùng từ "Công an đã bắt được cô dâu" cho tiêu đề thay vì "đã tìm ra cô dâu" như trong bài báo gốc.
Các video còn lại của kênh *** Giải Trí cũng thu hút hàng chục nghìn lượt xem dù chỉ là đọc lại bài báo không trích nguồn.
Tháng 7 vừa qua, kênh YouTube Nhịp Sống *** đăng video có tiêu đề "Thúy Nga qua đời ở Mỹ?". Video cắt ghép hình ảnh lễ tang, hoa viếng, nhanh chóng được người dùng mạng chú ý và để lại nhiều bình luận.
![]() |
Các kênh YouTube thường đặt tiêu đề gây sốc để thu hút lượt xem. Ảnh: Xuân Tiến. |
Tháng 12/2018, kênh Tin Thời Sự *** đăng video có tiêu đề nói ca sĩ Cẩm Ly qua đời, thu hút hơn 600.000 lượt xem. Dù nội dung trong video là đính chính thông tin không có thật, bình luận bên dưới video hầu hết bày tỏ bức xúc vì cách đặt tiêu đề gây hiểu lầm.
Cách đặt tiêu đề giật gân cũng được kênh YouTube T** *** 24H TV sử dụng để thu hút lượt xem với video "NSND Hồng Vân ra đi đột ngột ở tuổi 54 - sự thật khiến ai cũng nổi da gà". Dù cuối video đã đính chính, người xem vẫn không hài lòng với cách đặt tiêu đề này.
"Nội dung của tin nghe có vẻ phê phán thông tin sai lệch, nhưng cách giật tít (tiêu đề) trang này cũng không khác đối tượng mà họ phê phán. Các bạn quản lý trang không nên câu view bằng cách tệ hại, vô đạo đức như vậy", tài khoản Lão Già Điên TV bình luận dưới video.
Ngoài video đặt tiêu đề gây sốc, không ít kênh YouTube còn trực tiếp đăng tin giả, đặc biệt liên quan đến những chủ đề được công chúng quan tâm như Covid-19, máy bay rơi... để thu hút view. Các kênh này hầu hết có lượt đăng ký và lượt xem khá cao, từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn.
![]() |
Tin giả luôn là vấn đề khiến YouTube đau đầu. |
Thế giới còn lúng túng với luật bản quyền báo chí
Bên cạnh việc cố ý trình bày tin tức sai sự thật nhằm thu hút lượt xem, các video trên còn vi phạm nghiêm trọng bản quyền báo chí khi đưa tin không trích nguồn, thậm chí chèn quảng cáo để trục lợi.
Bản quyền báo chí là chủ đề được nhiều nước quan tâm. Năm 2019, Nghị viện châu Âu và Ủy ban châu Âu đã thông qua luật yêu cầu các mạng xã hội phải ký thỏa thuận cấp phép với các chủ sở hữu bản quyền để sử dụng sản phẩm của họ. Bên cạnh các nội dung về âm nhạc, phim ảnh, luật này cũng sẽ áp dụng cho các thông tin từ báo chí.
Tháng 7 vừa qua, Australia đã công bố dự thảo luật buộc Google và Facebook trả tiền cho các hãng tin nếu muốn dùng nội dung tin tức trên các nền tảng công nghệ. Đây là động thái điều chỉnh quan hệ giữa ngành truyền thông đang gặp khó khăn và các công ty công nghệ sau 18 tháng hai bên đàm phán không mang lại kết quả.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tác phẩm báo chí là thành quả sáng tạo của nhà báo, là tài sản trí tuệ và là đối tượng được bảo vệ bản quyền. Dù vậy, luật sở hữu trí tuệ ghi rằng các tin tức thời sự thuần túy đưa tin không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả.
Song, việc phân biệt giữa tác phẩm báo chí và tin tức thời sự thuần túy không được đề cập. Do đó, không dễ xử lý các video đọc lại tin tức không dẫn nguồn.
Theo Zing
Sau khi bất ngờ thành hiện tượng, kênh Bà Tân Vlog sa vào việc sản xuất video có nội dung nhảm nhí. Các thành viên trong gia đình này cũng không ngừng tạo ra các clip câu view.
" alt=""/>Những kênh YouTube chuyên ăn cắp bản quyền báo chí tại Việt NamDRAM DDR5 được biết đến là tiêu chuẩn DRAM thế hệ tiếp theo dành cho bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động đồng bộ (SDRAM) và được tối ưu hóa cho các công nghệ như dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (ML).
Với hiệu suất cao hơn, truyền dữ liệu nhanh hơn và tiêu thụ điện năng thấp, DRAM DDR5 được kỳ vọng sẽ trở thành xu hướng chủ đạo cho tiêu chuẩn của bộ nhớ.
Mặc dù, chuẩn DRAM DDR5 vẫn chưa được triển khai trong thực tế vì các nhà sản xuất bộ xử lý trung tâm (CPU) như Intel và AMD chưa công bố sự hỗ trợ của họ, nhưng SK hynix cho biết họ đã hợp tác chặt chẽ với các nhà sản xuất CPU, đặc biệt là hãng chip khổng lồ của Mỹ là Intel.
Với việc Intel nắm giữ khoảng 95% thị trường CPU dành cho máy chủ, việc hợp tác với nhà sản xuất chip của Mỹ cho thấy doanh số bán sản phẩm DRAM DDR5 của SK hynix sẽ có khả năng tăng trưởng mạnh mẽ ngay sau khi các CPU máy chủ mới được phát hành hỗ trợ DRAM DDR5.
SK hynix cho biết: “Công ty đã cung cấp cho các đối tác lớn bao gồm Intel các sản phẩm mẫu, đồng thời đã hoàn thành nhiều bài kiểm tra và xác minh các chức năng và khả năng tương thích của công ty. Điều này sẽ cho phép SK hynix cung cấp cho khách hàng các sản phẩm khi thị trường DRAM DDR5 trở nên sôi động”.
Theo đánh giá của công ty nghiên cứu thị trường Omdia thì nhu cầu DRAM DDR5 sẽ bắt đầu tăng vọt vào năm 2021 và nó sẽ chiếm 10% tổng thị trường DRAM toàn cầu vào năm 2022 và tăng lên 43% vào năm 2024.
Liên quan đến mối quan hệ hợp tác giữa Intel và SK hynix, ông Carolyn Duran - Phó Chủ tịch của Intel cho rằng: “Intel hợp tác chặt chẽ với các công ty hàng đầu về bộ nhớ bao gồm SK hynix, trong việc phát triển thông số kỹ thuật cho DRAM DDR5. Ngoài ra, chúng tôi đã cộng tác với SK hynix trong việc phát triển silicon bằng cách thiết kế và thử nghiệm các nguyên mẫu để đảm bảo DRAM DDR5 đáp ứng các mục tiêu về hiệu suất và hoàn toàn sẵn sàng cho các khách hàng chung của chúng tôi”.
DRAM DDR5 hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu từ 4.800Mbps đến 5.600Mbps, tức là nhanh hơn tới 1,8 lần so với thế hệ trước và có thể truyền khoảng 9 bộ phim chất lượng full-HD mỗi giây. SK hynix cũng đã hạ điện áp hoạt động của sản phẩm mới xuống còn 1,1 volt so với 1,2 volt của dòng DRAM DDR4.Đ
Bên cạnh đó, DRAM DDR5 còn sử dụng các công nghệ mới như ứng dụng mã sửa lỗi (ECC) bên trong chip và công nghệ liên kết 3D tiến tiến (Through-Silicon Via -TSV).
“Vì là công ty đầu tiên trên thế giới phát triển dòng DRAM DDR5 nên SK hynix có thể dẫn đầu xu hướng công nghệ trên thị trường DRAM toàn cầu trong tương lai. SK hynix sẽ tập trung vào thị trường máy chủ cao cấp đang phát triển nhanh chóng nhằm củng cố vị trí của mình như một công ty hàng đầu về DRAM cho máy chủ”, ông Oh Jong-hoon, Phó Chủ tịch điều hành kiêm Giám đốc tiếp thị của SK hynix cho biết.
Phan Văn Hòa(theo Koreatimes)
Theo kế hoạch, nhà sản xuất chất bán dẫn TSMC của Đài Loan sẽ sản xuất hàng loạt chipset tiến trình 3nm vào năm tới và đẩy nhanh việc ra mắt chipset tiến trình 2nm trước thời hạn.
" alt=""/>SK hynix và Intel hợp tác để phát triển các sản phẩm chip tiên tiếnCQĐT làm rõ, cặp đôi đã làm giả nhiều tài liệu, thuê 16 lượt người đóng giả là chủ sở hữu đất rồi thế chấp vay tiền ngân hàng để chiếm đoạt.
Tổng cộng Thuấn và Hương đã cùng nhau thực hiện 17 phi vụ lừa đảo, chiếm đoạt hơn 47,5 tỷ đồng của 8 ngân hàng và 2 cá nhân.
Chiêu lừa cao tay
Một trong những phi vụ được CQĐT làm rõ phải kể đến việc hai bị cáo chiếm đoạt hơn 1,2 tỷ đồng của một ngân hàng. Cụ thể, do cần tiền để giải quyết công việc gia đình nên vợ chồng chị Lê Thu H. (SN 1976, ở Hà Nội) đã gặp Thuấn tại Văn phòng Công ty CP quốc tế Hà Nội Plaza (do Thuấn làm Phó giám đốc công ty) để làm thủ tục vay 100 triệu đồng, thế chấp bằng sổ đỏ mang tên mẹ chồng chị H. là bà Trần Thị Mây.
Khi đã có trong tay sổ đỏ trên, hai bị cáo bàn bạc thống nhất tạo dựng hồ sơ giả về việc phân chia thừa kế, hợp đồng chuyển nhượng nhà đất trên cho bị cáo Hương. Thuấn nhờ một người phụ nữ khoảng 60 tuổi, giả là bà Mây đến ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Sau khi được cấp mới sổ đỏ mang tên mình, tháng 12/2017, Hương mang thế chấp vào ngân hàng để vay hơn 5,9 tỷ đồng với mục đích mua bất động sản.
Sau khi ngân hàng giải ngân cho bị cáo, chị H. và mẹ chồng mới phát hiện sự việc và nhiều lần yêu cầu các bị cáo trả lại sổ đỏ. Trong vụ việc này, hai bị cáo mới trả ngân hàng được 4,7 tỷ đồng, còn chiếm đoạt hơn 1,2 tỷ đồng.
Kết quả điều tra còn cho thấy, vào năm 2016, Thuấn mua được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở phường Khương Trung, quận Thanh Xuân với giá 15 triệu đồng mang tên ông Trần Tuấn Hải.
Thuấn và Hương lên mạng thuê người làm giả CMND của ông Hải, thuê người đóng giả vợ chồng ông Hải rồi chuyển nhượng thửa đất trên cho ông Đoàn Hồng Kỳ (do Hương nhờ đứng tên trên hợp đồng). Sau đó, các bị cáo tiếp tục nhờ ông Kỳ ký hợp đồng tín dụng và cắm sổ đỏ trên để vay ngân hàng 2,8 tỷ đồng.
Cáo trạng xác định, Thuấn và Hương không thỏa thuận, bàn bạc với công chứng viên nên không có căn cứ xác định các công chứng viên đồng phạm với Thuấn và Hương.
Với những người được Thuấn, Hương nhờ đứng tên, xác định họ không bàn bạc, thỏa thuận với các bị cáo nên không có căn cứ xử lý họ. Hương và Thuấn cũng không bàn bạc, thỏa thuận với cán bộ ngân hàng nên xác định họ không đồng phạm và không vi phạm quy định cho vay.
Phiên toà hôm nay đã phải tạm hoãn do vắng mặt một số người tham gia tố tụng.
" alt=""/>Thuê 16 lượt người ‘đóng thế’, thực hiện màn lừa chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng